Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Những câu nói tiếng anh giao tiếp cơ bản


 Dù bạn là ai, dù bạn làm gì, dù bạn học tiếng anh giao tiếp ở lớp học hay học tiếng anh online thì bạn không nên bỏ qua những câu thoại tiếng anh hay sử dụng nhất dưới đây! 
  Cách nói lời cảm ơn và xin lỗi khi sử dụng tiếng anh  

Thanks for your ...Cám ơn cậu đã…
HelpGiúp đỡ
HospitalityĐón tiếp nhiệt tình
EmailGửi email
I'm sorryMình xin lỗi
I'm really sorryMình thực sự xin lỗi
Sorry I'm lateXin lỗi mình đến muộn
Sorry to keep you waitingXin lỗi vì đã bắt cậu phải chờ đợi
Sorry for the delayXin lỗi vì đã trì hoãn

  Exclamations - Lời cảm than  

Look!Nhìn kìa!
Great!Tuyệt quá!
Come on!Thôi nào!
Only joking! or just kidding!Mình chỉ đùa thôi!
Bless you! (after a sneeze)Chúa phù hộ cho cậu! (sau khi ai đó hắt xì hơi)
That's funny!Hay quá!
That's funny, ...Lạ thật,…
That's life!Đời là thế đấy!
Damn it!Mẹ kiếp!

  Cách chỉ dẫn bằng tiếng anh (Instructions)  

Come in!Mời vào!
Please sit downXin mời ngồi!
Could I have your attention, please?Xin quý vị vui lòng chú ý lắng nghe!
Let's go!Đi nào!
Hurry up!Nhanh lên nào!
Get a move on!Nhanh lên nào!
Calm downBình tĩnh nào
Steady on!Chậm lại nào!
Hang on a secondChờ một lát
Hang on a minuteChờ một lát
One moment, pleaseXin chờ một lát
Just a minuteChỉ một lát thôi
Take your timeCứ từ từ thôi
Please be quietXin hãy trật tự
Shut up!Im đi!
Stop it!Dừng lại đi!
Don't worryĐừng lo
Don't forgetĐừng quên nhé
Help yourselfCứ tự nhiên
Go aheadCứ tự nhiên
Let me know!Hãy cho mình biết!

  Các câu hỏi thường sử dụng trong tiếng anh giao tiếp (Common questions)  

Where are you?Cậu ở đâu?
What's this?Đây là cái gì?
What's that?Kia là cái gì?
What's this called?Cái này gọi là gì?
Is anything wrong?Có vấn đề gì không?
What's the matter?Có việc gì vậy?
Is everything OK?Mọi việc có ổn không?
Have you got a minute?Cậu có rảnh 1 lát không?
Have you got a pen I could borrow?Cậu có cái bút nào không cho mình mượn?
Really?Thật à?
Are you sure?Bạn có chắc không?
Why?Tại sao?
Why not?Tại sao không?
What's going on?Chuyện gì đang xảy ra thế?
What's happening?Chuyện gì đang xảy ra thế?
What happened?Đã có chuyện gì vậy?
What?Cái gì?
Where?Ở đâu?
When?Khi nào?
Who?Ai?
How?Làm thế nào?

  Những câu nói thường dùng để chúc mừng và khen ngợi trong giao tiếp tiếng anh (Congratulations and commiserations)  

Congratulations!Xin chúc mừng!
Well done!Làm tốt lắm!
Good luck!Thật là may mắn!
Bad luck!Thật là xui xẻo!
Never mind! - học tiếng anh giao tiếpKhông sao!
What a pity! or what a shame!Tiếc quá!
Happy birthday!Chúc mừng sinh nhật!
Happy New Year!Chúc mừng Năm mới!
Happy Easter!Chúc Phục sinh vui vẻ!
Happy Christmas! or merry Christmas!Chúc Giáng sinh vui vẻ!
Happy Valentine's Day!Chúc Valentine vui vẻ!
Glad to hear itRất vui khi nghe điều đó
Sorry to hear thatRất tiếc khi nghe điều đó




I'm tiredMình mệt
I'm exhaustedMình kiệt sức rồi
I'm hungryMình đói
I'm thirstyMình khát
I'm boredMình chán
I'm worriedMình lo lắng
I'm looking forward to itMình rất mong chờ điều đó
I'm in a good moodMình đang rất vui
I'm in a bad moodTâm trạng mình không được tốt
I can't be botheredMình chẳng muốn làm gì cả

  More ways to greet or say goodbye to someone - Các cách nói khác khi chào gặp mặt và tạm biệt  

Welcome!Nhiệt liệt chào mừng!
Welcome to ...Chào mừng cậu đến với …
EnglandNước Anh
Long time no see!Lâu lắm rồi không gặp!
All the best!Chúc mọi điều tốt đẹp!
See you tomorrow!Hẹn gặp lại ngày mai!

  Cách thể hiện quan điểm cá nhân bằng tiếng anh (Asking and expressing opinions)  

What do you think?Cậu nghĩ thế nào?
I think that ...Mình nghĩ là …
I hope that ...Mình hi vọng là …
I'm afraid that ...Mình sợ là …
In my opinion, ...Theo quan điểm của mình, …
I agreeMình đồng ý
I disagree or I don't agreeMình không đồng ý
That's trueĐúng rồi
That's not trueKhông đúng
I think soMình nghĩ vậy
I hope soMình hi vọng vậy
You're rightCậu nói đúng
You're wrongCậu sai rồi
I don't mindMình không phản đối đâu
It's up to youTùy cậu thôi
That dependsCũng còn tùy
That's interestingHay đấy

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Những bài hát tiếng anh về tình yêu cho ngày Valentine

Tháng hai mật ngọt, mùa xuân - mùa hạnh phúc chảy tràn, bạn đang có những cảm xúc thế nào trước ngày Valentine này vậy? Bạn đã có ý tưởng gì cho người mình yêu? Những món quà? những cái ôm hôn ngọt ngào? và tất nhiên Valentine không thể thiếu giai điệu âm nhạc ngọt ngào. Dưới đây là 10 bản tình ca lãng mạn để bạn có thể gửi những thông điệp tới người mình yêu thương , 

  1. "Tonight I Celebrate My Love For You" - Peabo Bryson và Roberta Flack  

Có thể nói đây là ca khúc ngọt ngào nhất dành cho ngày Valentine. Được viết bởi 2 nhạc sĩ Gerry Goffin và Michael Masser vào năm 1983, hai giọng ca RnB nổi tiếng Peabo Bryson cùng Roberta Flack đã thể hiện thành công bài hát được coi là một trong những bản tình ca hay nhất mọi thời đại. Sau gần 30 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện, Tonight I Celebrate My Love For You vẫn chinh phục mọi thế hệ người yêu nhạc, đặc biệt là những người đang yêu. Giai điệu tuyệt vời cùng lời ca chân thật có thể khiến bất kỳ ai cũng phải xao xuyến mỗi khi bản tình ca này được cất lên vào đúng ngày lễ Valentine.

"...  Tonight there’ll be no distance between us
What I want most to do, is to get close to you
Tonight.  
.."

“…   Đêm nay, mọi khoảng cách giữa chúng ta dường như đều là vô nghĩa  
  Điều mà em mong muốn nhất lúc này đó là gần bên anh…Thật gần…  
  Đêm nay  …”

  2. "Valentine" - Martina McBride feat Jim Brickman  

Chỉ cần nghe tên cũng hiểu được ca khúc này được sáng tác dành riêng cho Lễ Tình nhân. Valentine nằm trong album Evolution của nữ hoàng nhạc đồng quê Martina McBride được phát hành vào năm 1997. Bài hát này sau đó nhanh chóng leo lên vị trí cao ở nhiều bảng xếp hạng trên thế giới. Valentine là lời tâm sự của cô gái dành cho người mình yêu vào ngày lễ thiêng liêng của đôi lứa, được thể hiện qua giọng ca ấm áp Martina McBride cùng tiếng đàn piano du dương của nghệ sĩ nổi tiếng Jim Brickman. Valentine đã trở thành ca khúc phổ biến nhất vào mỗi dịp 14/2 hàng năm.

&Ldquo;…   I will give you my heart  
  Until the end of time  
  You’re all I need, my love, my Valentine  …”

“…   Em sẽ trao cho anh cả trái tim  
  Cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời  
  Anh là tất cả những gì em cần ở trên đời, là tình yêu của em  …”

  3. "Oh My Love" - John Lennon  

Đây không phải là lần đầu tiên John công khai cái “mối tình đầu này”, nếu các bạn chú ý ca khúc nổi tiếng của The Beatles ra đời trước Oh My Love là Don’t Let Me Down thì các bạn cũng sẽ thấy John sâu nặng với Yoko như thế nào: ”I’m in love for the first time, don’t you know it’s gonna last...&Rdquo;.

Ta hãy thử xem John cảm nhận như thế nào về “mối tình đầu “ của John. Lại với phong cách hoà thanh đơn giản nhưng rất sáng tạo của John, những nốt nhạc của hợp âm si thứ,... Chầm chậm rải đều man mác buồn nhưng rất lãng mạn. Có thể thấy rằng giọng ca ở những tình khúc của John không chê vào đâu đuợc, tôi có cảm tưởng như là không ai có thể sánh bằng: Girl, Jealous Guy, Love, How,... Và bây giờ là Oh My Love. Với hai âm bè của hai chiếc Piano đệm vào, John hát trong một cảm xúc trào dâng và hạnh phúc:

  "...Ôi tình yêu của anh  
  Lần đầu tiên trong đời anh  
  Mắt anh rộng mở  
  Ôi em yêu!lần đầu tiên trong đời  
  Đôi mắt anh có thể thấy gió và cây  
...
  Ôi em yêu! Lần đầu tiên trong đời  
  Anh mới cảm nhận đuợc  
  Anh cảm nhận được tình yêu  
  Anh cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống.."  

  4. "Nothing’s Gonna Change My Love For You" - George Benson  

Thêm một tuyệt tác nữa cho tình yêu của 2 nhạc sĩ Gerry Goffin và Michael Masser. Nothing’s Gonna Change My Love For You cũng là ca khúc nổi tiếng nhất của nam ca sĩ George Benson. Và chắc hẳn bản tình ca này cũng không còn xa lạ gì đối với người yêu nhạc Việt Nam trong những thập kỷ 80, 90 của thế kỷ trước. Mới đây, boyband nổi tiếng người Ireland Westlife cũng cover lại ca khúc này trong album thứ 9 của họ mang tên The Love Album. Tuy nhiên phiên bản này không thể tình cảm và da diết như George Benson đã thể hiện vào năm 1984.

&Ldquo;…   Nothing’s gonna change my love for you  
  You ought to know by now how much I love you  
  One thing you can be sure of  
  I’ll never ask for more than your love  …”

“…   Tình yêu của anh mãi mãi không đổi thay  
  Anh chỉ muốn em biết rằng anh yêu em rất nhiều  
  Và có một điều anh muốn em tin rằng  
  Tình yêu của em là tất cả đối với anh  …”

  5. "I Just Called To Say I Love You" - Stevie Wonder  

Soundtrack bộ phim nổi tiếng “The Woman in Red”, I Just Called To Say I Love You do nam danh ca mù Stevie Wonder trình bày đã giành giải Oscar năm 1985 cho “Ca khúc trong phim hay nhất”. Đây cũng là một trong số ít những ca khúc của Stevie Wonder giành được vị trí số 1 ở cả Anh và Mỹ tại cùng một thời điểm. Tiếng đàn guitar réo rắt cùng giọng hát đầy mê hoặc của người nghệ sĩ mù tài năng đã khiến I Just Called To Say I Love You từng được các tạp chí âm nhạc danh tiếng bình chọn là ca khúc đáng nghe nhất trong ngày lễ Valentine.

&Ldquo;…   I just called to say I love you  
  I just called to say how much I care, I do  
  I just called to say I love you  
  And I mean it from the bottom of my heart  …”

“…   Anh chỉ muốn gọi cho em và nói anh yêu em  
  Anh chỉ muốn gọi và nói rằng anh quan tâm đến em rất nhiều  
  Và đó là lời nói chân thật từ sâu thẳm trong trái tim anh  …”

  6. "My Heart Will Go On" - Celine Dion  

Tình khúc nổi tiếng nằm trong tác phẩm điện ảnh kinh điển Titanic từng làm thổn thức biết bao con tim vào năm 1997. My Heart Will Go On được thể hiện bởi giọng ca của diva người Canada Celine Dion từng giành cả giải Oscar lẫn giải Grammy vào năm 1998, 1999. Hãy biết trân trọng tình yêu bởi trong cuộc đời của mỗi con người, tình yêu là duy nhất và mãi mãi; nếu không ta sẽ vô cùng hối tiếc vì đã để mất một thứ mà chẳng bao giờ tìm lại được… Đó chính là những thông điệp mà My Hear Will Go On muốn truyền tải đến người nghe.

&Ldquo;…   Love can touch us one time  
  And last for a lifetime  
  And never let go till we’re one  …”

“…   Tình yêu chỉ đến một lần trong đời  
  Nhưng nó sẽ là mãi mãi  
  Khi đôi ta là một  …”

  7. "Eternal Flame" - The Bangles  

Bản ballad ngọt ngào nằm trong album Everything của nhóm nhạc nữ nổi tiếng ở thập niên 80 The Bangles. Eternal Flame được đồng sáng tác bởi Billy Steinberg, Tom Kelly và Susanna Hoffs - thủ lĩnh của The Bangles. Eternal Flame nói về sự đồng điệu và niềm hạnh phúc của 2 người đang yêu nhau. Chính điều này đã tạo nên một ngọn lửa tình yêu bất diệt. Năm 2001, girlband nước Anh Atomic Kitten thể hiện lại ca khúc này theo phong cách sôi động hơn và đã thành công rực rỡ khi giành vị trí cao nhất trên các bảng xếp hạng ở 9 quốc gia.

&Ldquo;…   You belong to me. Do you feel the same?  
  Am I only dreaming,  
  Or is this burning an eternal flame?  ...&Rdquo;

“…   Chúng ta thuộc về nhau. Anh có cảm thấy như vậy không?  
  Liệu có phải em đang mơ màng,  
  Hay lửa tình bất diệt đang bùng cháy trong đôi ta?  ...&Rdquo;

  8. "I Will Always Love You" - Whitney Houston  

Mặc dù bản gốc là của nữ ca sĩ nhạc đồng quê Dolly Parton, người thể hiện thành công nhất bản tình ca lãng mạn này lại là diva Whitney Houston. Giọng ca khỏe khắn nhưng đầy tâm sự của Whitney đã đưa I Will Always Love You trở thành đĩa đơn bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc của một nữ nghệ sĩ và còn giúp cô giành 2 giải Grammy vào năm 1993. Lời tâm sự của cô gái khi phải chia tay với người mình yêu được gửi gắm qua từng giai điệu, từng lời ca đã khiến tất cả người nghe thực sự xúc động.

&Ldquo;…   So good-bye, please don’t cry  
  We both know I’m not what you  
  You need  
  And I… will always love you  …”

“…   Tạm biệt người yêu dấu, đừng khóc  
  Chúng ta đều biết rằng em không thể là người phụ nữ của anh  
  Nhưng em… sẽ mãi mãi yêu anh  …”

  9. "Everything I Do (I Do It For You)"- Bryan Adams  

Nam ca sĩ Bryan Adams được biết đến với nhiều bản ballad trữ tình như Heaven, Have You Ever Really Loved A Woman? hay On A Day Like Today. Nhưng nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến Everything I Do (I Do It For You) - lựa chọn số một của cô dâu chú rể khi khiêu vũ trong ngày cưới và còn là ca khúc được gửi tặng nhiều nhất trong ngày lễ Valentine bởi lời ca ý nghĩa: khi yêu người ta có thể làm bất cứ điều gì miễn là để người mình yêu được hạnh phúc…

“…   Look into my eyes - you will see  
  What you mean to me  
  Search your heart - search your soul  
  And when you find me there you’ll search no more…  

“…   Hãy nhìn vào đôi mắt anh, em sẽ thấy  
  Em có ý nghĩa biết nhường nào với cuộc đời anh  
  Hãy cảm nhận trái tim và lắng nghe từ tâm hồn  
  Và khi thấy anh ở đó, em sẽ không phải tìm kiếm gì hơn nữa…  

  10. "Unchained Melody" - Righteous Brothers  

Là một trong những tình khúc hay nhất của thế kỷ 20, Unchained Melody còn gắn liền với Ghost - một trong những bộ phim tình cảm kinh điển. Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1965 qua giọng hát của nhóm nhạc Righteous Brothers, ca khúc này khiến cho bất kỳ ai nghe qua cũng không thể quên được những giai điệu sâu lắng làm rung động lòng người. Lời ca của Unchained Melody đọng lại trong tâm trí người nghe về cảm xúc thăng hoa của tình yêu. Không còn khoảng cách về không gian, thời gian mà chỉ còn đó hai tâm hồn đồng điệu đang hòa quyện vào làm một.

&Ldquo;…   Oh, my love, my darling  
  I’ve hungered for your touch  
  A long, lonely time  
  And time goes by so slowly  
  And time can do so much  
  Are you still mine?  ...&Rdquo;

“…   Hỡi người yêu dấu  
  Anh khao khát biết bao khi có em bên cạnh  
  Thời gian đã qua thật dài và cô đơn  
  Và từng giây phút cứ trôi đi chậm hơn  
  Nó có thể làm được nhiều điều hơn thế.  
  Anh tự hỏi đến lúc đó em có còn là của riêng anh?  ...&Rdquo;

Bạn thân mến, cảm xúc âm nhạc vừa giới thiệu 10 ca khúc rất hợp dành cho Valentine. Bạn có đang hạnh phúc trong tình yêu, hay bạn vẫn đang trên con đường đi tìm 1 nửa thực sự của mình? Dù thế nào, vẫn hi vọng rằng những giai điệu này sẽ mang đến cho bạn một mùa Valentine thật ngọt ngào. Giờ thì hãy chọn bất kì một ca khúc nào và ngân nga theo nhé. Cảm xúc âm nhạc chúc các bạn sẽ nhận được thật nhiều trái tim từ những người bạn dành tình cảm.

 

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Để học tiếng anh giao tiếp hiệu quả

 

         Để học tiếng anh giao tiếp hiệu quả, không phải bạn cứ lao đầu vào học một cách điên cuồng là có thể thành công. Điều đó, cho thấy tầm quan trọng của việc tìm ra Cách học tiếng anh giao tiếp hiệu quả, quyết định đến 70% kết quả của bạn.

 Học để làm gì? 

Một khi đã quyết tâm học tiếng anh giao tiếp bạn phải xác định được mục tiêu của bạn, tức là bạn phải trả lời được câu hỏi bạn học tiếng anh giao tiếp để làm gì? Đây là bước đệm, là nền tảng ban đầu để bạn chinh phục tiếng Anh giao tiếp. Chỉ khi làm tốt bước đệm này, bạn mới có thể tiến đến những bước làm tiếp sau. Chính vì vậy bạn cần phải liệt kệ ra một loạt những mục tiêu khi học tiếng Anh.

 

Học để làm gì?

                                                  Học để làm gì?? 

-    học tiếng anh giao tiếp để đi nước ngoài, đi du lịch hoặc tiếp xúc với những người nước ngoài, có thể mua bán trao đổi với người nước ngoài một cách dễ dàng.

-    học tiếng anh giao tiếp để trao đổi công việc khi đi làm, cũng như làm tại các công ty liên doanh với nước ngoài…

-    Hoặc bạn xác định mục tiêu là học tiếng anh giao tiếp để kết hôn với người nước ngoài...

Dù là mục đích nào đi chăng nữa thì bạn phải luôn xác định được mục tiêu học để làm gì? Như vậy, bạn mới có thể biết được  học cái gì và nên học như thế nào.  Cách học tiếng anh giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn chinh phục tiếng Anh một cách dễ dàng nhất,  nhanh chóng sở hữu và sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn.

Giả sử, bạn muốn học tiếng anh giao tiếp , bạn có thể tìm một bộ phim hoạt hình, phim tiếng anh có phụ đề sau đó thì bắt chước lại những câu nói của họ và tiếp hiểu xem hoàn cảnh giao tiếp của họ là gì? Từ đó áp dụng vào hoàn cảnh giao tiếp hiện tại, hoặc bạn nên tìm những đoạn văn tạo động lực, nội dung trong đoạn văn có ý nghĩa mà bạn cảm thấy hứng thú học….

 Duy trì thói quen mỗi ngày hoặc là quên? 

            Để có giao tiếp tiếng Anh tốt bạn đừng quen việc tạo cho mình thói quen duy trì luyện tập hàng ngày, sẽ chẳng có ai thông minh đến mức có thể học một lần rồi nhớ mãi, thường thì tất cả những người có thể giao tiếp tiếng Anh nổi tiếng  ở Việt Nam thì để tạo nên sự thành công như ngày hôm nay không thể thiếu yếu tố duy trì luyện tập mỗi ngày. Bạn nên nhớ rằng quá trình duy trì khổ luyện chính là bí quyết tạo nên sự thành công của học tiếng anh giao tiếp .

 Nghe nói kết hợp 

            bí quyết học tiếng anh giao tiếp tức là rèn luyện kỹ năng nghe, nói. Tuy nhiên, hai kỹ năng này bạn phải được kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu một người chỉ có rèn luyện kỹ năng nghe, thì nó chỉ tăng khả năng của bạn là hiểu người khác nói gì chứ không thể nói được những điều mà mình muốn đối đáp lại, hoặc ngược lại nếu một người nào đó chỉ có rèn luyện kỹ nói, thì quá trình trao đổi với người khác sẽ rất khó khăn vì không nghe được họ nói gì, như vậy sẽ biết phải trả lời như thế nào.

Chính vì vậy, để có thể giao tiếp tốt thì bạn phải rèn luyện kết hợp cả hai kỹ năng này, tốt nhất là hãy cố gắng để luyện tập tiếng Anh giao tiếp với người thật, tốt nhất là với người nước ngoài, hoặc những người giỏi tiếng Anh hơn bạn, hoặc cùng lắm thì với bạn bè cũng được. Đừng tập một mình!

 Học ngữ cảnh trước, học từ vựng sau 

 học tiếng anh giao tiếp 

Có những bạn luôn đặt mục tiêu là một ngày phải học thuộc từ 10 -15 từ mới và ngày mai lại quên ngay. Hoặc là bằng cách học một từ nào đó, ví dụ học từ “talk” thì liệt kê ra tất cả cách sử dụng của từ đó?. Học như vậy đến khi giao tiếp bạn phải “lục lọi” tất cả những từ mà mình đã học và lắp ghép lại từng câu với nhau và xem xét xem nó có thể dùng trong trường hợp này không. Bạn sẽ nói lập bập, ngắt quảng và chỉ sau một lúc là sẽ bối rối.

Thay vào đó, hãy học các "ngữ cảnh" và các từ, cụm từ gắn với ngữ cảnh đó. Khi gặp tình huống tương tự bạn đã có sẵn tiếng Anh phù hợp để "bật" ngay ra rồi, thay vì phải nghĩ lâu.

  Học không phải là để biết mà phải để vận dụng 

            Nếu bạn quan niệm học cho xong, cho biết thì đó là một quan niệm sai lầm, và nó sẽ chẳng mang lại cho bạn kết quả gì đâu. Bạn phải biết cách vận dụng vào hoàn cảnh giao tiếp. Tại sao, chỉ cần 3000 từ vựng tiếng Anh cơ bản là có thể nói tiếng Anh dễ dàng, nhưng trên thực tế có nhiều bạn có rất nhiều vốn từ vựng, thậm chí lên đến 5000 – 6000 từ nhưng vẫn không thể giao tiếp được, lý do là các bạn chỉ học để đó và không bao giờ vận dụng. Vì thế vấn đề không phải là học nhiều, mà là sử dụng được tất cả những gì bạn đã học. Thay vì dành nhiều thời gian học từ mới và mẫu câu mới, hãy luyện tập để sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt vốn từ đang có của bạn trước đã.

 

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

4 cách học tiếng anh hiệu quả

     Điều đầu tiên tôi muốn gửi tới các bạn để giúp các bạn có cách học tiếng anh giao tiếp hiệu quả, học từ vựng hay ngữ pháp nhanh nhất, nhớ lâu nhất là hãy trang bị cho mình một sức khỏe thật tốt, một tinh thần sảng khoái và đầu óc minh mẫn để có thể học hiệu quả nhất, chưa cần nói tới phương pháp của bạn như thế nào nhưng nếu bạn có một tinh thần sảng khoái thì việc có kết quả cao không phải là điều khó khăn.

hoc-tieng-anh-20-phut
       Tuy nhiên bạn vẫn nên chọn cho mình những cách học tiếng anh hiệu quả áp dụng cho riêng bạn, bạn có thể tham khảo những phương pháp khác nhau của bạn bè nhưng có 4 điều dưới đây bạn không nên coi nhẹ:

    Một là, hãy luôn luôn ghi nhớ 2 điều sau đây:...    

1) Nếu bạn không giỏi tiếng Anh, bạn sẽ khó xin việc và sẽ ngậm ngùi nhìn người khác qua mặt mình trong cuộc sống. Bạn sẽ không tiếp cận được với kho tàng kiến thức khổng lồ trên thế giới bằng tiếng Anh, lương bạn không cao, bạn không thể làm việc tốt với đối tác nước ngoài, …

        ĐỪNG BAO GIỜ tự trấn an mình với tư tưởng rằng:        

    “Nhiều người không giỏi tiếng Anh cũng có sao đâu?”,    

    hay “ Mình vẫn còn khá tiếng Anh hơn khối người”;    

    “ Tiếng Anh tàm tạm thế này cũng được rồi”,    

    “ Còn nhiều thời gian mà, từ từ rồi bắt đầu học tiếng Anh cũng được”…    

    Nhiều người tự an ủi mình với ý nghĩ đó và họ cứ trì trệ mọi việc lại, không quyết đoán là một trong những thất bại của bạn trong bất cứ công việc gì, với việc học tiếng anh cũng vậy.

Bạn cần cảm thấy được những bất lợi, những thiệt thòi, khó khăn nếu tiếng Anh kém.  Bạn cần cảm nhận thật RÕ RÀNG điều đó.

Bạn có thể bực tức, có thể khó chịu, có thể chua xót khi nghĩ đến nó… Nhưng không sao!

Điều đó nên xảy ra.

Bạn cần “khó chịu” đến nỗi bạn KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN VIỆC MÌNH CHƯA GIỎI TIẾNG ANH, đến nỗi bạn sẵn sàng tranh đấu quyết liệt đến cùng để thay đổi điều đó. Khi đó, hãy nghĩ đến điều bên dưới đây và chuyển những cảm xúc của bạn thành cảm xúc tích cực. 

Làm thế nào để học tốt nhất?

        2) Nếu bạn giỏi tiếng Anh, vô số điều tốt đẹp sẽ đến với bạn:        

- Dễ ra trường, dễ tìm việc tốt lương cao.

- Có cơ hội làm việc với đối tác nước ngoài – những người sẵn sàng trả cho bạn nhiều tiền.

- Muốn đọc, xem tài liệu nào bằng tiếng Anh cũng được.

- Được đi học ở nước ngoài do công ty tài trợ, tự tin hơn khi đi du lịch nước ngoài.

- Có thể xem bất kì chương trình tiếng Anh nào bạn thích mà không cần đến phụ đề…

- Trao đổi, học hỏi với những chuyên gia trên thế giới bằng tiếng Anh.

- Và bạn có thể đạt đến đỉnh cao mà chỉ khi giỏi tiếng Anh bạn mới có thể vươn tới được.

    Hãy cảm nhận những điều tuyệt vời khi bạn giỏi tiếng Anh.    

    Hãy hình dung trong đầu mình khoảnh khắc bạn sử dụng tốt tiếng Anh và đạt được những điều tuyệt vời đó. Ghi nhớ điều đó và cảm nhận nó mỗi ngày cho đến khi bạn có khao khát đủ lớn rằng: BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI GIỎI TIẾNG ANH ĐỂ THÀNH CÔNG HƠN.

  •     Hai là: bạn hãy tìm một ai đó đã chinh phục được tiếng Anh làm tấm gương cho mình.    

    Nếu bạn thấy một người có hoàn cảnh gần giống bạn đạt được một điều gì đó, một niềm tin mạnh mẽ sẽ thúc giục bạn rằng “ Tôi cũng có thể đạt được kết quả như vậy!”.

    Hơn nữa, bạn còn có thể học hỏi rất nhiều từ con đường họ đã trải qua: họ học như thế nào, họ vượt qua những khó khăn ra sao, đức tính kiên nhẫn và vượt khó của họ như thế nào…

    Bạn hãy chọn cho mình một tấm gương thật sự truyền cảm hứng và tạo cho bạn nhiều động lực nhất mỗi khi nghĩ đến. Tấm gương càng gần gũi, càng tương đồng với hoàn cảnh của bạn bao nhiêu thì càng dễ tạo hiệu quả tích cực bấy nhiêu. Có một tấm gương, một hình mẫu đẹp để hướng đến sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình học tiếng Anh lâu dài.

    Nếu bạn xuống tinh thần, làm biếng hay muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ đến tấm gương của bạn và hỏi mình rằng “ Lúc gặp phải hoàn cảnh [ tình huống của bạn ], [ người đó ] đã hành động như thế nào để đạt được kết quả như hôm nay?”. Trả lời được câu hỏi đó, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.

                                   

 8 Bí quyết đạt điểm cao khi làm bài thi tiếng anh

  •      Ba là: hãy nhờ một ai đó kiểm tra và động viên bạn.    

    Với cách thứ ba này, bạn có thêm sự hỗ trợ từ người khác. Hãy tìm đến một người thân ( bạn bè, anh chị em, cha mẹ, người yêu…), một người bạn có thể tin cậy và  luôn sẵn sàng ủng hộ bạn.

    Bạn hãy cùng họ thống nhất một lịch định kì để họ có thể kiểm tra và động viên bạn. Càng tuyệt vời hơn nếu người đó hiểu những khó khăn bạn đang phải vượt qua và có khả năng tiếng Anh để đưa ra những hướng dẫn, lời khuyên quý giá cho bạn khi cần thiết.

    Nếu bạn cần thường xuyên cập nhật những hướng dẫn, lời khuyên từ các chuyên gia, bạn có thể đăng ký tại đây.

    Hơn thế nữa,  bạn có thể chia sẻ với nhiều người thân, và nhờ những người này kiểm tra, động viên bạn.

    Chỉ một lời động viên chân thành từ người khác thôi cũng đem lại cho bạn sức mạnh tinh thần rất to lớn rồi. Nếu bạn luôn có bên mình 3 người, thậm chí 5 người luôn sẵn sàng ủng hộ, hướng dẫn mình thì sao?

    Chắc chắn bạn sẽ luôn vững tin và không một khó khăn nào có thể làm bạn chùn bước.

  •         Bốn là:       Đó là viết nhật kí.      

    Hãy viết Nhật ký bằng tiếng anh, Bạn hãy viết nhật kí mỗi ngày về sự tiến bộ của mình khi học tiếng Anh” và xem lại nhật kí vào cuối mỗi tuần để có thêm động lực học và tranh đấu.

    Mỗi khi học được điều gì mới, hãy ghi lại. BẤT CỨ ĐIỀU GÌ! Chỉ cần nó có liên quan đến việc học tiếng Anh, hãy ghi nó lại. Việc này mất của bạn chưa đến 5 phút/ ngày.

    Sau một tuần, hãy xem lại nhật kí của mình.

    Hãy công nhận thành quả của mình. Hãy cảm thấy vui và hãnh diện trước những gì bạn đã học được ở những ngày qua, dù là nhỏ nhất.

    Đừng coi thường việc làm này. Bạn sẽ cảm thấy đã học được rất nhiều, đã tiến bộ hơn rất nhiều so với 3 ngày, 5 ngày trước đây. Bạn sẽ cảm thấy “khí thế hừng hực” khi nhìn lại quãng đường bạn đã đi qua và sẽ có thêm động lực mạnh mẽ để học và tranh đấu.

    Nhưng cho dù thế nào đi nữa, bạn hãy luôn nhớ rằng: 80% thành công khi học tiếng Anh đến từ bản thân bạn. Bạn có thể tự học tiếng anh giao tiếp, tự học tiếng anh qua mạng hay thậm chí rủ mọi người cùng học để có thể thảo luận và nói chuyện với nhau bằng tiếng anh

    Chỉ cần có một tinh thần vươn lên mạnh mẽ và ý chí quyết tâm giỏi tiếng Anh, bạn sẽ đạt được thêm nhiều thành công trong cuộc sống. Hãy tìm cho mình một phương pháp học tiếng anh thật tốt và hãy ghi nhớ những bí quyết ở trên! Chúc bạn thành công.

 

6 Bước học Ngữ Pháp Tiếng Anh hiệu quả

 

Ngữ pháp là một khía cạnh ngôn ngữ nhận được những ý kiến khác nhau từ người học. Một số người học rất hứng thú với việc tìm ra những qui luật ngữ pháp và làm nhiều bài tập ngữ pháp.

Người khác thì ghét học ngữ pháp và nghĩ đó là thứ tẻ nhạt nhất trong ngôn ngữ.

Cho dù bạn có ý kiến gì đi nữa thì ngữ pháp vẫn là một phần không thể thiếu trong từng câu bạn nói, nghe, đọc và viết. Ngữ pháp đơn giản là qui luật từ vựng mà người sử dụng ngôn ngữ tuân theo. Chúng ta đều cần những qui tắc này giống như là luật chơi của 1 trò chơi.

Nếu không có luật chơi, mỗi người sẽ chơi một kiểu và trò chơi sẽ sớm kết thúc. Ngôn ngữ cũng tương tự như thế. Không có qui tắc, mọi người sẽ không thể giao tiếp được với người khác. Dưới đây là một vài bước đơn giản bạn có thể áp dụng:

  Bước 1   

Lên kế hoạch. Có cái nhìn tổng quát về ngữ pháp tiếng Anh (từ sách giáo khoa hoặc trên mạng). Ghi chú những đặc điểm ngữ pháp quan trong và lên kế hoạch học từng phần trong vài ngày.

  Bước 2  

Nhận dạng những lỗi thường gặp. Những người nói cùng 1 ngôn ngữ thường mắc những lỗi giống nhau. Ví dụ: người Nga thường gặp rắc rối khi sử dụng “a” và “the”. Hãy tìm ra những phần ngữ pháp mà mọi người thường gặp khó khăn. Và chú ý hơn tới những phần ngữ pháp này

  Bước 3   

Tìm bài tập ngữ pháp. Để học tốt ngữ pháp, bạn cần luyện tập cho tới khi có thể sử dụng dễ dàng. Kiếm một cuốn sách bài tập ngữ pháp có cả phần đáp án. Các hoạt động trực tuyến và đố vui cũng có thể trợ giúp được. Mỗi lần chỉ tập trung vào 1 phần ngữ pháp nhất định

  Bước 4  

Chú ý tới ngữ pháp khi đọc tiếng Anh. Khi học ngữ pháp, sẽ là chưa đủ nếu chỉ hiểu được ý chính về những gì bạn đọc được. Bạn cần phải hiểu chính xác tại sao câu lại được viết như vậy. Khi đọc 1 câu văn, hãy tự hỏi liệu bạn có thể viết câu tương tự như vậy không. Nếu không thể hoặc không chắc chắn, hãy tìm những cuốn sách về những phần ngữ pháp và luyện tập.

  Bước 5   

Dịch từ ngôn ngữ của bạn sang tiếng Anh. Rất dễ tránh những phần ngữ pháp phức tạp khi viết hoặc nói lên suy nghĩ của mình. Khi dịch, bạn sẽ phải làm việc với tất cả những gì xuất hiện trên trang giấy, kể cả những phần ngữ pháp khó. Bắt đầu dịch những thứ đơn giản như quảng cáo,sau đó chuyển sang dịch báo hoặc tạp chí. Dịch đoạn hội thoại trong các vở kịch cũng là một cách luyện tập hay

  Bước 6  

Tìm sự giúp đỡ của người bản ngữ. Nếu bạn quen biết người bản ngữ nào, hãy nhờ họ kiểm tra bài viết của mình. Nếu không, bạn cũng có thể tìm kiếm các diễn đàn học tiếng Anh trên mạng hoặc những trang web trao đổi ngôn ngữ. Hãy nhớ rằng nếu người bản ngữ không phải giáo viên thì có thể họ sẽ không lý giải thích được các qui tắc ngữ pháp.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Tại sao tự học tiếng anh mang lại hiệu quả cao ?



Việc đầu tư thời gian và tiền bạc vào những trung tâm dạy tiếng anh đôi khi không mang lại cho bạn kết quả như mong đợi nhiều người đã chọn phương pháp tự học tại nhà. Tự học tiếng anh là phương pháp hiệu quả hầu như với tất cả mỗi người, việc bạn tự mình nghiên cứu, học tập sẽ mang lại kết quả rất khác so với bạn đầu thời gian vào các khóa học, trung tâm quá nhiều....

hãy giành những khoảng thời gian để tự nghiên cứu

A. Cái nhìn từ thực tế và kinh nghiệm
Dù bạn học Đông học Tây, học chỗ này chỗ khác, nhưng trước khi nói về mọi thứ, tôi thành thật khuyên bạn: “Hãy giành những khoảng thời gian cho riêng mình”.
Bạn bận bịu ư? Bạn thiếu thời gian ư? Bạn phải chạy hết “lò” này đến “lò” kia? Hay bạn phải dự những lớp học phụ đạo?
Chúng ta có thể ngồi nghĩ ra hàng đống lí do để giải thích cho sự tồn tại của dăm ba con nhền nhện ngay trong cái góc học tập nhỏ xinh nằm đối diện với chiếc giường ngủ hàng ngày. Rất nhiều học sinh thời nay không có thời gian để học, chỉ vì họ quá bận học. Nghe thật khôi hài phải không? Tuy nhiên, đáng buồn thay, đó lại là sự thật. Bởi vì đối với họ không tồn tại khái niệm tự học.  
Chúng ta đưa quá nhiều thứ vào trong bộ não từ các bài giảng trên lớp cũng như tại lớp học thêm. Chúng ta nghĩ rằng đổ đầy dầu thô vào bình xăng là có thể chạy được xe gắn máy. Chúng ta tưởng cứ tống đẫy hồ vào bụng là sẽ làm nên một thân thể khỏe mạnh, cường tráng. Thực tế không phải như vậy. Con chữ cái nghĩa bạn học trên lớp mới chỉ ở dạng “chưa tinh chế”, tức là dù đã được giáo viên biên soạn kĩ lưỡng, nó vẫn cần phải “xào” lại để thực sự trở thành của bạn. Đáng tiếc thay, hàng ngày, chúng ta đang cố “ăn sống nuốt tươi” tri thức bằng cách nạp nó vào thật nhiều. Và ở đây, cái qui luật bất biến của hệ tiêu hóa vẫn khẳng định được tính đúng đắn của nó - cái gì càng sống sượng thì càng dễ bị đào thải.
Sự thực là, có rất nhiều cô cậu tân sinh viên bị choáng váng thật sự khi bắt đầu bước chân vào giảng đường Đại học, nơi mà hai chữ “tự học” được đặt ở vị trí rất cao. Mặc dù ở Việt Nam thì cao lắm cũng chỉ bằng nửa cái chân ghế đẩu là cùng, nhưng đối với họ, đó đã tưởng như một cú sốc ghê gớm lắm. Môi trường mới, phương pháp dạy mới, chỉ có cách học thì “em vẫn cứ ngoan như ngày nào”.
Có một đặc điểm chung đối với tất cả những học sinh, sinh viên kể trên là: Họ giành quá ít thời gian để tự học. Và điều này đã ảnh hưởng lớn đến họ. Ra ngoài đời, họ thường loay hoay, bỡ ngỡ, phản ứng chậm trước những thay đổi và biến động của cuộc sống. Trong công việc, họ hay gặp nhiều khó khăn, lo nghĩ, thiếu tính tự xoay sở, và hành động không độc lập, quyết đoán, đôi khi dựa dẫm nhiều vào người khác. Bởi vì khi học để làm người, họ đã bỏ qua cái cơ hội để được rèn luyện tính chủ động, độc lập. Và họ đã mất rất nhiều, dù công sức học tập bỏ ra không phải là nhỏ.

tự học mang lại cho bạn rất nhiều thứ

B. Tự học sẽ đem lại những gì?
Vâng, tự học mang lại cho bạn rất nhiều thứ:
- Một tinh thần chủ động trong học tập và rộng hơn là trong cuộc sống
- Khả năng xoay sở, giải quyết vấn đề
- Khả năng nhìn nhận vấn đề
- Năng lực truyền thông, phương pháp luận cho bản thân
- Khả năng tư duy sáng tạo
- Tính tự giác cao
- Niềm hứng thú, say mê
- Khả năng lường trước các tình huống
- Sự tự tin
- Vốn kiến thức rộng
- Khả năng hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực
- Tính năng động
- Những thử thách, đấu tranh với bản thân
C. Bạn có nhận thức thế nào về tự học?
Bạn có suy nghĩ của riêng bạn, và tôi cũng vậy. Tuy nhiên, mời bạn đọc thử cách nhìn nhận của tôi, một kẻ vốn lười đến lớp vì quản ngại nắng mưa nên đành phải ngồi nhà gặm nhấm đống sách vở một mình.
Tự học được chia làm hai mức độ khác nhau. Ở mức độ thứ nhất – tôi gọi là tự ôn luyện. Hàng ngày bạn đến lớp nghe giảng, ghi chép, sau đó về nhà làm những bài tập cho sẵn, xem lại sách, thực hiện những công việc mà giáo viên giao cho bạn. Đôi khi, giải quyết hết đống bài vở ấy cũng chiếm của bạn cả ngày trời rồi. Điều đó rất tốt, bởi bạn đã dành thời gian để tiêu hóa đống kiến thức ngồn ngộn mà ở cái tuổi của bạn không đáng phải tiếp thu nhiều đến như vậy. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ đâu bạn ạ. Đôi lúc, bạn gặp một học sinh hay một sinh viên kì tài. Dường như điều gì họ cũng biết, cũng giỏi. Bạn ngạc nhiên vì kiến thức vượt trội của họ. Làm sao họ có thể tài thế nhỉ? Mình bò ra học cả ngày mà xem ra vẫn kém họ, cả về mặt hiểu biết lẫn kĩ năng. Thực ra họ cũng có 24 giờ một ngày như bạn thôi, vấn đề là họ chủ động trong học tập, và do đó, họ có cả niềm hứng thú lẫn hiệu suất. Đây mới là mức thứ hai, mức quan trọng nhất, nó quyết định rất nhiều đến cái mà tiếng Anh người ta gọi là “kờ - nao – lít” (knowledge – tri thức) của bạn, tôi tạm gọi là tự rèn luyện, hay chính xác hơn là tự học.
Nên nhớ rằng, ở mức trước, dù đã giành cho mình một “khoảng không” riêng, bạn vẫn là người “bị động”. Nghĩa là nền tảng của bạn vẫn do người khác trang bị, bạn chỉ có nghĩa vụ củng cố hay thẩm thấu nó thôi. Bạn vẫn chưa “ra quyết định” cho vốn kiến thức của mình. Và vì thế, dù bạn có làm hết các bài tập, có thuộc làu nội dung bài giảng đi nữa, bạn vẫn chưa thể đạt đến “sự đột phá cho riêng mình”, và bạn chắc chắn sẽ vẫn phải ngạc nhiên vì vốn hiểu biết của người khác. Hãy thử quan sát, để có một bài học trọn vẹn ghi vào sổ đầu bài hàng tuần, các nhà sư phạm và người học của chúng ta sẽ phải làm gì:
- Hội đồng Quốc gia biên soạn giáo trình (hay SGK gì gì đó) cho các bạn
- Giáo viên đọc giáo trình, paste vào một quyển vở (thuật ngữ sư phạm gọi là soạn giáo án) hay copy vào CPU của mình, tóm tắt lại thành các gạch đầu dòng (thuật ngữ sư phạm gọi là dạy học bằng phương pháp PowerPoint)
- Giáo viên có thể đọc thêm tài liệu, bổ sung kiến thức cho bạn
- Giáo viên cố gắng diễn đạt ý tưởng của các nhà khoa học vĩ đại trong vòng 45 phút giữa tiếng ồn của máy khoan cắt bê tông và tiếng ngáp ngắn ngáp dài của một buổi bình minh muộn…
- Học sinh có thể ghi chép hoặc không, nhưng phải làm sao đó để nhập tâm, phục vụ cho bài kiểm tra…
- Những học sinh chăm chỉ giành thời gian xem lại bài giảng, đọc, học thuộc, làm bài tập, ghi nhớ,…
- Và giáo viên kiểm tra bài cũ dưới những con mắt lo lắng của gần năm chục cô cậu học trò. Lác đác vài cánh tay xung phong lên bảng giữa nhịp đập hối hả của những con tim sợ phải lên bảng trả bài…
Tất nhiên, dù bạn có thế nào đi nữa, chúng ta vẫn rất cần những người thầy. Khi người học đã tự tiếp nhận kiến thức thì vai trò của người thầy (hướng dẫn, tác động…) là không thể thiếu. Nó có tác dụng định hướng rất tốt cho sự phát triển, cũng giống như bánh lái để điều chỉnh phương hướng của con tàu, còn động cơ thúc đẩy sự chuyển động. Nếu bánh lái cũng kiêm cả phần của động cơ (như dân ta ngày nay quá ỷ lại vào người thầy), con tàu sẽ ì ạch, khó mà linh hoạt được. Bản chất của tự học là tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với bạn bè dưới sự hướng dẫn của người thầy. Tất nhiên, ở môi trường như của VN, cái mệnh đề trên có thể khuyết đi một vài vế (vì căn bệnh chạy đua thành tích, vì tính ỷ lại, hay vì người thầy quá tận tâm mà làm luôn việc hộ trò).
Mời các bạn tham khảo cái sơ đồ rất hay dưới đây từ một hội thảo giáo dục của Liên Hợp Quốc:
- Học mà chỉ nghe giảng, nhớ 5% những gì đã nghe
- Đọc (reading) 10%
- Nghe nhìn (Adio Visual) 20%
- Làm thí nghiệm trước mắt 30%
- Thảo luận nhóm (Disscussion group) 50%
- Làm bài ở nhà, ghi, viết lại (Practice by doing) 75%
- Dạy người khác (Teach other/immediate use of learning) 90%
Bạn thấy đấy, từ 50% trở lên toàn là công việc của bạn. Đừng trách tại sao suốt ngày lê la trên giảng đường mà chữ nghĩa cứ rụng sạch. Nếu bạn là thiên tài mà nhớ được hết ngay những gì trên lớp thì quá tốt rồi. Nhưng mà xác suất để bạn là thiên tài nhỏ lắm bạn ơi, và vì thế, hãy nhìn vào thống kê với số đông ở trên. Khi tự học trước ở nhà, bạn đã được nghiên cứu hai lần một bài giảng rồi đấy. Lần đầu là chính bạn, tự mày mò, tự vỡ vạc. Lần sau là quan điểm chính thống của giáo viên, bạn có thể đối chiếu, so sánh, ghi nhớ. Và dù lần đầu có sai lầm đi nữa, chắc chắn bạn cũng đã học hỏi được rất nhiều.

Chúc bạn thành công!